Latest News

Mê mày mò, triệu điều hay

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Mẹo tận dụng đèn flash của smartphone cho nhiếp ảnh ban đêm

Trong trường hợp bạn đã cất đèn flash của máy ảnh đi hoặc đơn giản là bạn muốn tìm một cách chụp sáng tạo hơn trong điều kiện cực kỳ tối, đèn flash của smartphone là công cụ chiếu sáng với tính tiện dụng cao và độ linh hoạt tuyệt vời.
               Ảnh chân dung của một người đàn ông với nguồn sáng chính từ đèn flash của điện thoại

Màn đêm đã buông xuống. Ánh sáng vàng đẹp đẽ dần dần mờ đi khi mặt trời chầm chậm đi xuống ở phía chân trời – màn đêm và những ngôi sao lấp lánh dần thay thế cho khung cảnh này. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cất máy ảnh đi và chờ đến ngày hôm sau! Thực tế là, trong túi quần hoặc túi xách của bạn luôn có một nguồn ánh sáng tuyệt vời – đèn flash của điện thoại di động! Nhiếp ảnh gia Frank Myrland sẽ hướng dẫn bạn sử dụng nguồn sáng này.
Tạo ra sự ấn tượng mà không dùng đèn flash của máy ảnh
Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Tại sao băn khoăn về việc này? Máy ảnh của tôi có đèn flash. Nếu xung quanh mà tối, đèn flash của tôi có thể cung cấp đủ lượng ánh sáng mà tôi cần”.
Có một sự thật là bạn có thể sử dụng đèn flash trên máy ảnh của mình để chiếu sáng khi chụp ảnh, kể cả trong điều kiện gần như tối đen hoàn toàn. Thế nhưng, ánh sáng đến từ đèn flash trên máy ảnh là ánh sáng chiếu thẳng. Đó không phải là loại ánh sáng mà chúng ta thường gặp hàng ngày – chúng ta thường gặp ánh sáng chiếu từ phía trên xuống từ mặt trời hoặc những thiết bị chiếu sáng trên trần nhà.
Ánh sáng định hướng là ánh sáng chiếu theo một góc độ nào đó và tạo ra những khoảng bóng đổ và độ sâu thú vị, trong khi đó đèn flash trên máy ảnh sẽ loại bỏ toàn bộ những khoảng bóng đổ và đường nét, cuối cùng cho ra một hình ảnh “phẳng”.
Thậm chí việc dùng ánh sáng từ đèn flash của điện thoại cũng có thể tạo ra những khoảng bóng đổ ấn tượng và ánh sáng định hướng thú vị
Một vấn đề khác với đèn flash trên máy ảnh là nó thường loại bỏ những nguồn sáng xung quanh hoặc ánh sáng trong khung cảnh. Nếu bạn muốn giữ lại ánh sáng rực rỡ từ những ngọn đèn đường trong hậu cảnh của bức ảnh, bạn sẽ thường nhận ra rằng ánh sáng của đèn flash trên máy ảnh quá mạnh và trông không tự nhiên.
Hình ảnh này được chụp với Chế độ tự động (Automatic Mode), với đèn flash trên máy ảnh. Ánh sáng chiếu lên chủ thể khá “phẳng”, hậu cảnh bị tối và toàn bộ nét ấn tượng hoặc độ sâu của ảnh đều bị mất
Ánh sáng định hướng thường tạo nên hoặc phá hỏng một bức ảnh. Điều này không chỉ dành cho những nhiếp ảnh gia sử dụng đèn flash. Những nhiếp ảnh gia sử dụng ánh sáng tự nhiên có thể dành nhiều năm để học cách sắp đặt vị trí đúng cho mẫu của họ so với mặt trời và những vật thể phản xạ ánh sáng trong tự nhiên để có thể tạo ra ánh sáng dễ chịu nhất trên chủ thể.
Việc sử dụng đèn flash của điện thoại cho phép bạn có thể chiếu sáng mẫu của bạn từ một góc độ cụ thể, điều này có thể được tận dụng để làm tăng kích cỡ, làm nổi bật đường nét và tạo ra cảm giác ấn tượng.
Chụp ảnh
Ưu điểm chính của việc sử dụng đèn flash của điện thoại chính là tính sẵn có. Phần lớn mọi người đều đem theo điện thoại bên mình, do đó không quá khó để bạn có thể nhanh chóng kiếm được hai hoặc thậm chí là nhiều nguồn sáng hơn nữa để bạn sử dụng cho bức ảnh của mình.
Sử dụng đèn flash của điện thoại giúp bạn có một bộ chiếu sáng sẵn sàng để sử dụng trong vòng 5 giây
Cần thêm ánh sáng cho khung cảnh của bạn? Chỉ cần thêm một chiếc đèn flash điện thoại thứ hai!
Những điều cần tránh
Tất nhiên, cũng có những hạn chế mà bạn cần chú ý khi chụp ảnh với kỹ thuật này. Thứ nhất, phần lớn đèn flash của điện thoại di động không có công suất lớn. May thay, có ba cách để làm cho nguồn sáng này trở nên hiệu quả hơn:
  1. Mở khẩu độ lớn. Với khẩu độ càng lớn, máy ảnh sẽ thu được càng nhiều ánh sáng – trong đó có cả ảnh sáng từ đèn flash của bạn. Hãy nghĩ trong đầu rằng điều này sẽ làm cho cả khung cảnh trở nên sáng hơn, hậu cảnh và tất cả mọi thứ, nên cần phải có sự cân bằng.
  2. Nâng ISO. ISO cao hơn có nghĩa là cảm biến của máy ảnh bạn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn. Điều này cũng lại giúp cho ánh sáng của đèn flash trên điện thoại mạnh hơn. Cũng như trên, điều này cũng làm hậu cảnh trở nên sáng hơn.
  3. Đưa đèn flash lại gần hơn. Hãy sử dụng biện pháp này cuối cùng – nếu bạn không có đủ ánh sáng cho chủ thế, hay đưa nguồn sáng lại gần hơn. Tất nhiên, bạn có thể sẽ không có cả bàn tay đang cầm chiếc điện thoại trong bức ảnh của mình, nhưng nếu bạn càng đưa đèn flash lại gần bạn sẽ càng có thêm nhiều ánh sang.
Hạn chế thứ hai khi sử dụng đèn flash trên điện thoại di động đó là màu sắc của ánh sáng có thể không được phù hợp hoặc cân bằng cẩn thận như đối với ánh sáng mà bạn tìm thấy trên đèn flash máy ảnh thông tường. Điều này có nghĩa là nếu dùng thêm một chiếc đèn flash khác có thể dẫn đến kết quả là màu sắc có đôi chút khác biệt.
Hạn chế cuối cùng là đèn flash trên điện thoại là một nguồn sáng nhỏ và do đó đây là một nguồn sáng khá gắt. Nếu bạn muốn một nguồn sáng dịu hơn để cho ra bóng đổ mịn màng hơn, bạn sẽ cần sử dụng hộp làm dịu ánh sáng (softbox) hoặc ô chụp ảnh. Nhưng ở đây chúng ta không đòi hỏi ánh sáng trong studio khi chúng ta rút điện thoại của mình ra – đây là giải pháp cung cấp ánh sáng nhanh và không chính thống. Hãy xem hai ví dụ dưới đây:
Tấm ảnh này được chụp với Chế độ tự động. Trong bóng tối, chế độ tự động quyết định sử dụng đèn flash trên máy ảnh. Một lần nữa, toàn bộ bóng đổ và đường nét trên khuôn mặt chủ thể cùng ánh sáng dễ chịu vào ban đêm của thành phố ở hậu cảnh bị mất
Bằng việc sử dụng đèn flash chiếu từ phía phải sang phía trái của khuôn mặt chủ thể, tôi có thể thêm vào độ sâu và sự ấn tượng cho bức ảnh theo phong cách mờ ảo, “xã hội đen”
Xử lý hậu kỳ
Một bức ảnh được chiếu sáng bằng đèn flash của điện thoại thường sẽ luôn luôn được hưởng lợi ích của một số công việc xử lý hậu kỳ. Việc chụp ảnh với định dạng RAW thay vì JPG là một ý tưởng tốt để bạn có thể tiến hành công việc xử lý một cách linh hoạt nhất có thể.
Tin tốt là nếu bạn dành thời gian để bố trí nguồn sáng của bạn một cách hợp lý trong bức ảnh, bạn sẽ có một tấm ảnh khá tươm tất ngay trong máy ảnh.
Đây là tấm ảnh chưa được sửa chữa, lấy ra ngay từ máy ảnh. Nó đã khá gần với sản phẩm cuối cùng
Việc đầu tiên là thực hiện một số chỉnh sửa với màu sắc của ánh sáng. Bạn sẽ cần phải “vọc” độ cân bằng trắng (White Balance), hoặc thậm chí là giảm thiểu độ bão hòa (saturation) của một màu sắc cụ thể nào đó để đưa làn da về tông màu tự nhiên.
Ví dụ, một số điện thoại có đèn flash chiếu ánh sáng hơi ngả về màu xanh lá cây. Đưa độ bão hòa của màu xanh xuống thấp hơn trong phần mềm chỉnh sửa sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Bạn cũng có thể cần xử lý một số “điểm nóng” trong công đoạn xử lý hậu kỳ. Điểm nóng ở đây là khi trung tâm của nguồn sáng thường sáng hơn một chút so với vùng xung quanh. Hiện tượng này có thể được chỉnh lý lại bằng cách sử dụng công cụ cọ (brush) để tô sẫm điểm nóng một chút.
Đây là sản phẩm cuối cùng của tấm ảnh phía trên. Chuyển sang đen trắng là cách để thêm cảm xúc và đồng thời giải quyết một số vấn đề màu sắc khi sử dụng điện thoại làm nguồn sáng chính. Bức ảnh này được chụp ở tốc độ 1/100, khẩu độ f/1.4, ISO 1000
“Vọc”, trải nghiệm và vui vẻ!
Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Dành thời gian cho việc trải nghiệm sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn về ưu điểm và hạn chế của phong cách sử dụng ánh sáng này.
Tất nhiên, nếu bạn cần nguồn sáng chất lượng cao hơn cho một tấm ảnh, đừng trông chờ vào việc đèn flash trên điện thoại di động của bạn sẽ cho ra kết quả khi sử dụng hộp làm dịu ánh sáng. Nhưng nếu bạn ở trong tình huống cấp thiết và cần phải cải thiện nguồn sáng nhanh nhất, hãy nhớ rằng bạn có sẵn một nguồn sáng nằm ngay trong túi của mình.
Frank Myrland là một nhiếp ảnh gia đến từ Toronto, Canada. Nhiều năm trước, anh cầm lấy một chiếc máy ảnh với một ý tưởng chợt nảy ra, và anh gắn bó với máy ảnh từ đó cho đến giờ. Là một người tự học và năng động, Frank thích việc liên tục tìm kiếm những cách thức để khiến hình ảnh của anh xứng đáng cho cái nhìn thứ hai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên Hệ

email:admin@tuhoc.fun
website:

Recent Post