Phía sau những bức ảnh ấn tượng ấy lại là những câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa, đậm tính nhân văn mà ít ai biết đến.
Tòa nhà sụp đổ trong vụ khủng bố 11/9: Đó là khoảnh khắc tòa nhà sụp đổ trong vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9 được Bill Biggart ghi lại. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau khi chụp bức ảnh này, nhiếp ảnh gia 54 đã qua đời khi tòa tháp thứ 2 sụp đổ và các mảnh vỡ đè lên người ông. Thi thể và thiết bị chụp ảnh của ông đã được tìm thấy trong các mảnh vỡ của trung tâm thương mại 4 ngày sau đó.
“Nụ hôn Vancouver”: Bức ảnh được chụp bởi Richard Lam, trong một cuộc bạo động ở Vancouver 15/6/2011. Đó là một khoảnh khắc dịu dàng trong khi những người khác đang hoảng loạn xung quanh. Theo The World Post, hiện tại, cặp đôi này vẫn đang sống hạnh phúc cùng nhau ở Australia.
Lao động trẻ em ở Bangladesh: Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Bangladesh Shehzad Noorani, ghi lại hình ảnh ở vùng ngoại ô Dhaka, nơi có hàng trăm nhà máy và xưởng sản xuất pin tái chế. Nguồn lao động chính ở khu vực này là phụ nữ và trẻ em. Môi trường làm việc tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Cuộc gặp gỡ của Jane Goodall và chú tinh tinh tên Flint: Jane Goodall là một nhà động vật linh trưởng nổi tiếng thế giới. Trong bức ảnh, cô chỉ kéo cánh tay gần chú tinh tinh Flint để tránh sự nghi ngờ của tinh tinh mẹ rằng cô có thể gây hại. Jane Goodall cũng đã phát hiện ra rằng tinh tinh sử dụng các chi như con người. Điều thú vị của nhà nghiên cứu linh trưởng này là cô không có bằng đại học nhưng được học luôn tiến sĩ nhờ nghiên cứu đột phá và những thành tựu mà cô đạt được.
“Bước nhảy vào tự do”: Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Peter Leibing, ghi lại khoảnh khắc người lính Đông Đức 19 tuổi Conrad Schumann vượt qua hàng rào thép gai tại phố Bernauer nhảy sang phía Tây Đức. Nơi có hàng rào thép gai sau này được xây thành Bức tường Berlin lịch sử.
Ca cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới: Ca phẫu thuật tim thành công đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Ba Lan, các bác sĩ phải làm việc vất vả trong suốt 23 giờ. Đây là một bước tiến lớn trong ngành y học thế giới, do đó vào năm 1987, bức ảnh này đã được giải là "bức ảnh đẹp nhất” của tạp chí National Geographic và trở nên vô cùng nổi tiếng.
Yoina: Yoina là một đứa trẻ mồ côi 11 tuổi sống cùng cô của mình trong cộng đồng Machiguenga ở Công viên quốc gia Manu, Peru. Charlie Hamilton James, nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc này nhớ rằng cô gái "không quan tâm nhiều đến việc chụp ảnh cô ấy". Một bài báo đăng trên tạp chí National Geographic cho biết, cuộc đời của Yoina đã xảy ra nhiều biến cố sau đó: mẹ cô qua đời sau khi sinh đứa con thứ 9 và con khỉ đáng thương của cô cũng bị tử nạn.
"Chiến tranh là địa ngục" là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của nhiếp ảnh gia người Đức Horst Fass, được ghi lại năm 1965 trong chiến tranh ở Việt Nam. Trong một thời gian dài, danh tính của người trong bức ảnh không được tiết lộ, đến năm 2012 bà Morrison, vợ của người lính, tình cờ nhìn thấy bức ảnh trong cuốn sách tại một cửa hàng ở trung tâm mua sắm và tuyên bố người trong ảnh là người chồng quá cố của bà, Larry Wayne Chaffin. Ông phục vụ trong lữ đoàn 173 ở Việt Nam, từ tháng 5/1965. Tấm ảnh được chụp khi Chaffin 19 tuổi. Ông qua đời năm 1985, khi mới 39 tuổi, vì biến chứng bệnh tiểu đường.
Người Đức duy nhất không chào Hitler kiểu “phát xít”: Động tác chào “sieg heil” (có nghĩa “hoan nghênh chiến thắng”) được Đức Quốc xã áp dụng vào năm 1930, là bắt buộc đối với công dân Đức như một biểu tượng của lòng trung thành đối với Quốc trưởng và dân tộc. August Landmesser, một thành viên trung thành của Đức quốc xã, nhưng lại yêu Irma Eckler, một phụ nữ Do thái và đã cầu hôn bà năm 1935. Việc cầu hôn này bị phát hiện khiến Landmesser bị khai trừ khỏi đảng. Ngày 13/6/1936, trong lễ hạ thủy một tàu hải quân mới của Đức, ông chỉ khoanh tay trong khi cả một rừng người giơ tay chào chiến thắng Hitler. Hành động thách thức này khiến Landmesser nổi bật trong đám đông.
Theo Brightside
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét