Latest News

Mê mày mò, triệu điều hay

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Những yếu tố quan trọng khi chụp ảnh phóng sự cưới

Bạn mới bắt đầu chụp phóng sự cưới, hay bạn đã chụp một thời gian nhưng vẫn còn mơ hồ và hên xui trong việc thể hiện hình ảnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 7 yếu tố cơ bản nhất để bạn bắt đầu tìm hiểu đúng bản chất và quy trình khi chụp ảnh cưới.

1. TIMELINE 

   – Một đám cưới có bao nhiêu tiết mục đẹp, bao nhiêu khoảnh khắc đẹp?  Bao nhiêu cảm xúc đẹp? Bạn thấy được bao nhiêu cảm xúc ? Bạn chứng kiến được bao nhiêu khoảnh khắc ? Và bạn chụp lại được bao nhiêu trong số đó?   Bạn chỉ có thể chụp được trừ khi bạn biết trước sự việc đó sẽ diễn ra. Và không có cách nào tốt hơn đó chính làm nắm rõ timeline, lịch trình của đám cưới.
Bạn phải biết tiết mục gì sắp xảy ra chuẩn bị từ vị trí đến các yếu tố kỹ thuật để ghi nhận lại sự việc đó. Nếu bạn thụ động chờ sự việc diễn ra mà không biết trước, hoặc sự việc diễn ra quá nhanh quá bất ngờ thì liệu bạn có sẵn sàng ghi nhận lại với đầy đủ các yếu tố kỹ thuật không?
Những cái màn như rót rượu , cắt bánh, quăng hoa hay toasting này nọ thì quá rõ ràng ai chụp cũng được. Nhưng những tiếc mục, những giây phút bất ngờ xúc động, những diễn biến của sự việc trong ngày cưới , nếu bạn thật sự hiểu , thực sự biết cách lên timeline  và biết cách can thiệp vào timeline của Đám Cưới thì chỉ cần ngay phút đầu tiên bước vô đám cưới bạn có thể biết được đám cưới này sẽ diễn ra như nào.
Ví dụ nhé: Trong một bài viết trước Bow từng kể một ví dụ:  nếu cô dâu có một đoạn lên sân khấu phát biểu gửi lời cảm ơn đến cha cô dâu, và đoạn phát biểu này sẽ rất xúc động thì liệu bạn có biết trước để chọn vị trí để ghi nhận cảm xúc của cha cô Dâu đang đứng tuốt ngoài cửa không hay lúc đó chỉ lăm le máy ảnh vào cô dâu đang trên sân khấu ?
Timeline là cái căn bản và cần thiết nhất cho bất cứ ai chụp phóng sự cưới. Không những giúp photographer biết trước sự việc để không  bỏ lỡ khoảnh khắc , mà timeline còn là công cụ Research để photographer tìm hiểu rõ hơn về chủ thể của mình, về cảm xúc, tâm tư tình cảm và về các mối quan hệ của chủ thể với những người khác trong đám cưới.

Liên tục đổi mới những góc máy mới mẻ, độc đáo

Bí quyết này nằm ở chỗ các photographer và cameraman phải thực sự sáng tạo, lăn xả để có được những góc chụp / góc quay thực sự mới mẻ, đột phá, không lặp lại cũng như không rập khuôn theo khuôn mẫu. Những quy chuẩn khô cứng sẽ được hạn chế một cách tối đa, bộ ảnh cưới của cô dâu chú rể sẽ độc đáo hết mức có thể – và chính sự sáng tạo, mới mẻ của người chụp sẽ tạo nên điều này.

Sự bình dị, gần gũi luôn mang lại những bức hình tràn đầy cảm xúc

Cảm xúc luôn là yếu tố chính làm nên cái hồn của một bức ảnh. Ngoài những kỹ thuật chụp cao siêu, công nghệ hiện đại thì việc người chụp ảnh mở tâm hồn mình ra để cảm nhận và bắt những khỏanh khắc cảm xúc nhất trong đám cưới sẽ làm nên cái hồn của bức ảnh.
Chỉ khi bắt được những cảm xúc chân thực và bình dị nhất của cô dâu chú rể, bộ ảnh cưới bạn chụp mới có thể thực sự tạo được ấn tượng và chạm vào trái tim người xem.

Research

Chụp ra tấm ảnh để làm gì nếu như bản chất của nó không phải là story telling là kể lại câu chuyện bằng hình ảnh. Nhiếp Ảnh, Phim Ảnh nói chung cũng là ngôn ngữ để bạn kể lại câu chuyện bằng cách ghi nhận lại sự việc.
Với một đám cưới thì bạn sẽ kể hời hợt theo kiểu đám cưới này có cái này cái kia , có người này người nọ, hay bạn sẽ kể  về tâm tư tình cảm , cảm xúc , mối quan hệ trong gia đình của họ.  Và để hiểu rõ bạn đang kể chuyện gì, ghi nhận cái gì bằng máy ảnh thì giai đoạn tìm hiểu đối tượng và thông tin về đối tượng ( Research ) là giai đoạn tối quan trọng của bất kỳ một hình thức story telling nào cũng như của bất kỳ những thể loại sử dụng ngôn ngữ hình ảnh nào. Nếu thiếu đi Research tìm hiểu chủ thể, tâm tư tình cảm và các mối quan hệ của chủ thể thì cũng như bạn đang miêu tả : “nhà em có một đàn gà …“ mà thôi.  

Khoảng khắc

Khoảnh khắc không chỉ là cười ngoắc mồm ra hoặc là khóc ra từng hạt nước mắt.
Khi bạn bất ngờ thì bạn sẽ hả họng đưa bàn tay lên che miệng theo kiểu ” Oh my God, Oh my God !!!  Khi bạn hồi hộp bạn sẽ đan chặt hai bàn tay vào nhau và đưa lên trước ngực. Khi bạn phấn khích bạn sẽ vươn cánh tay ra chỉ ngón tay lên trời, hoặc nắm bàn tay và cánh tay gồng lên theo kiểu Yeah để chứng tỏ sức mạnh và sự tự tin. Khi bạn mệt mỏi bạn dùng cánh tay áo để lau mồ hôi trên trán. Khi bạn cảm động thì người lớn tuổi sẽ đưa bàn tay lên ngực , người trẻ tuổi sẽ lau quẹt  nước mắt bằng mu bàn tay .v.v.v.   nói chung rất nhiều. Khi chúng ta chụp chúng ta quan sát gesture – cử chỉ của nhân vật đoán được cảm xúc để bắt khoảnh khắc đúng thời điểm.  Và trong gesture thì bàn tay thậm chí cả cánh tay là sự thể hiện rõ ràng và đa dạng nhất. Và cũng chính sự xuất hiện của bàn tay đó trong tấm hình là cái thể hiện rõ nhất biểu cảm nhân vật. Thiếu vắng bàn tay trong tấm hình , người xem sẽ rất khó thấy được cảm xúc biểu cảm của nhân vật trong ảnh.
Khoảnh khắc không phải chỉ là cười, khóc, quơ tay múa chân nhảy nhót, khoảnh khắc đôi lúc chỉ là những ánh mắt, những bóng dáng lướt qua, có thể là ánh sáng, là khung cảnh… là bất cứ thứ gì ta cảm thấy cảm xúc và ta muốn ghi nhận với một lý do chính đáng.

Phó nháy

Nhiều người chụp ở Việt Nam cứ đinh ninh rằng mình chụp chính thì mình sẽ chụp sáng tạo núp bên này né bên kia, còn người chụp phụ thì cho đi chụp chào bàn tiễn khách, chụp cái mà Việt Nam hay gọi là “chụp truyền thống”. Sự thật thì ngược lại mới đúng. Người chụp chính được trả trả tiền để chụp cái đám cưới này thì người chụp chính phải đảm bảo đầy đủ các tiết mục được diễn ra trong Timelines, Còn 2nd có thể mới là người được đi lòng vòng sáng tạo.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều photographer sử dụng 2nd shooter như là một chiêu trò để muốn khẳng định mình: Ví dụ như họ thường tìm kiếm một 2nd shooter cứng tay có thể cover hết quy trình của một đám cưới. Sau đó người chụp chính chỉ việc thong thả set up chụp sao cho có được vài tấm giống với vài tấm nổi tiếng trên mạng. Họ chả bị áp lực bới thời gian bới quy trình gì. Người 2nd shooter chụp hàng chục ngàn tấm cũng mặc kệ, họ chỉ cần vài tấm, giống những tấm mà họ đang cố công bắt chước.  Những người chụp kiểu này hình ảnh thường bị gì bó vào chiêu trò bắt chước, hình ảnh có thể up lên FB câu like, đi thi ảnh.v.v.v nhưng giá trọ story telling không có.  Up một 2 tấm hình kỹ thuật để “hù” người ta thì dễ. Còn khi xem trọn vẹn bộ ảnh người xme có cảm nhận được không khí đám cưới , có thấy được tính cách và tâm tư tình cảm hay diễn biến cảm xúc của nhân vật hay không thì những người chụp theo kiểu này thường không có.
Vấn đề 2nd shooter mang hơi hướng kỹ thuật nhiều hơn tuy nhiên những người chụp chính và chụp phụ chuyên nghiệp họ thường sẽ Research rất kỹ đám cưới, chuẩn bị và set up trước các thiết bị phụ vụ kỹ thuật.  để rồi khi vào đám cưới họ chỉ  flow theo diễn biến và cảm xúc của đám cưới mà không phải tuân theo sự phân chia nào hết.

Tương tác

Khi cầm máy tới đám cưới hãy khoan chụp mà đi lòng vòng chào hỏi tất cả mọi người. Hãy chào hỏi để bạn biết họ là ai và họ biết bạn là ai.  Điều này sẽ giúp họ dạn dĩ tự nhiên hơn trước ống kính của bạn, giúp bạn “tàng hình” tốt hơn trước mặt họ khi kết hợp với các kỹ năng khác. Đồng thời cũng giúp chính bạn tự tin hơn khi tiếp cận các sự việc diễn ra.
Chuyện tương tác với chủ thể trước lúc chụp , trong lúc chụp, và sau lúc chụp là một đề tài rất dài tuy nhiên cũng rất lý thú. Sẽ còn nhiều kỹ năng, phương pháp và vấn đề phải bàn tuy nhiên việc chào hỏi để cho người khác biết bạn là ai là điều Bow thấy đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Những vấn đề sâu xa hơn sẽ bàn ở bài viết chuyên sâu khác nhé.
Nguồn Tạp Chí Nhiếp Ảnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên Hệ

email:admin@tuhoc.fun
website:

Recent Post