Latest News

Mê mày mò, triệu điều hay

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Học cách chụp ảnh có đèn Flash trong 9 bước

Vậy là bạn đã mua chiếc đèn Speedlite đầu tiên, và đang chờ đợi tất cả những khả năng mà nó mang lại. Bạn lấy nó ra khỏi hộp và …tiếp theo là gì? Trong bài viết này, chúng tôi hướng dẫn bạn thông qua các bước cài đặt đèn flash Speedlite để chụp ở chế độ E-TTL Auto flash. Bạn sẽ tìm hiểu một số khái niệm cơ bản và vai trò của từng chức năng của Speedlite trong quá trình đó—chắc chắn sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật chụp ảnh với đèn flash ngoài!
*Hình minh họa và hình chụp màn hình trong bài viết này dùng EOS 77D và Speedlite 430EX III-RT. Các mẫu máy ảnh và đèn Speedlite khác có thể có các màn hình trình đơn và thủ tục chụp khác, do đó vui lòng tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng liên quan để biết thêm chi tiết.

Bước 1: Lắp đèn flash lên máy ảnh và bật nguồn

Lắp đèn flash ngoài vào khe gắn đèn trên đỉnh máy ảnh. Một khi đã lắp hẳn, trượt cần khóa chân lắp để khóa cố định. Bật nguồn máy ảnh, sau đó bật nguồn đèn flash. Tắt nguồn của đèn flash trước khi bạn gắn hoặc tháo nó ra khỏi hốc gắn đèn.
Lắp đèn Speedlitec
Trượt chân lắp của đèn flash vào hẳn khe gắn đèn.
Khóa đèn Speedlite
Sau đó, trượt, cần khóa chân lắp cho đến khi nghe tiếng cách, cho thấy nó đã được khóa. Bật nguồn máy ảnh, sau đó bật nguồn đèn flash. Để tháo đèn flash ra khỏi khe gắn đèn, trượt cần khóa theo hướng ngược lại trong khi nhấn nút nhả khóa.
Thủ thuật: Không được kết hợp các loại pin khác nhau
Đừng kết hợp pin của các thương hiệu khác nhau hoặc các loại pin khác nhauc các loại pin khác nhauc các loại pin khác nhau
Khi thay pin, đảm bảo rằng tất cả pin đều mới và có cùng hiệu. Không được sử dụng kết hợp pin cũ và mới, có hiệu khác nhau, hoặc pin kiềm và pin lithium. Điều đó không chỉ làm giảm tuổi thọ của pin, nó còn có thể dẫn đến những vấn đề chẳng hạn như rò rỉ pin.

Bước 2: Cài đặt lại các thiết lập đèn flash

Bạn có thể dễ dàng cài đặt lại các chức năng đèn flash và Các Chức Năng Tùy Chỉnh của đèn Speedlite ngoài bằng trình đơn [Flash control (Điều khiển đèn flash)]. Thực hiện cài đặt lại đối với mỗi buổi chụp mới sẽ giúp tránh được tình trạng vô tình sử dụng các thiết lập của buổi chụp trước đó.

Cài đặt lại các thiết lập chức năng đèn flash
1
Trình đơn Shoot2 - Flash controlrolrol
Lắp đèn flash vào máy ảnh, sau đó xoay bánh xe điều chỉnh chế độ để cài đặt chế độ chụp thành một trong các chế độ Creative Zone chẳng hạn như Program AE (P). Nhấn nút MENU trên máy ảnh và chọn [Flash control (Điều khiển đèn flash)] từ trình đơn chụp.
2
Xóa thiết lậpChọn [Clear settings (Xóa thiết lập)].







Xóa các thiết lập đèn flash ngoàigoàigoài
Chọn [Clear external flash set. (Xóa thiết lập đèn flash ngoài)]. Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ thấy thông báo nhắc xác nhận rằng bạn muốn “Clear all external flash settings” (Xóa tất cả thiết lập đèn flash ngoài). Chọn [OK].
*Trên EOS 1300D/EOS M3: Từ trình đơn [Flash control (Điều khiển đèn flash)], vào [External flash func. setting (Thiết lập chức năng đèn flash ngoài)]. Nhấn nút “DISP” để chọn chức năng [Clear Speedlite settings (Xóa thiết lập Speedlite)]. Chọn [OK].
Cài đặt lại các thiết lập chức năng tùy chỉnh đèn flash
Xóa các thiết lập chức năng tùy chỉnh đèn flash ngoàish ngoàish ngoài
Trên trình đơn [Clear settings (Xóa thiết lập)], chọn [Clear ext. flash C. Fn set. (Xóa thiết lập chức năng tùy chỉnh đèn flash ngoài)]. Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ thấy thông báo nhắc xác nhận rằng bạn muốn “Clear all Speedlite C. Fn settings” (Xóa tất cả thiết lập chức năng tùy chỉnh đèn flash). Chọn [OK].
*Trên EOS 1300D: Trên trình đơn [Flash control (Điều khiển đèn flash)], chọn [Clear ext. flash C. Fn set. (Xóa thiết lập chức năng tùy chỉnh đèn flash ngoài)]. Chọn [OK].

Bước 3: Chọn một chế độ đèn flash

Bạn có thể chọn cài đặt chế độ đèn flash hoặc bằng máy ảnh hoặc dùng thiết bị đèn flash. (Trên Speedlite 270EX II, cài đặt chế độ bằng máy ảnh.) Có 2 chế độ khả dụng: Chế độ E-TTL (Evaluative Through The Lens) hoặc chế độ Manual flash.
Chế độ đo sáng flash E-TTL II là chế độ mặc định trên đèn Speedlite. Ở chế độ này, đèn flash được nháy tự động, và chức năng đo công suất đèn flash được máy ảnh tự động xác định. Chế độ này là lý tưởng khi bạn muốn chụp nhanh dùng mức phơi sáng do hệ thống đo sáng của máy ảnh quyết định.
Chế độ Manual flash (chế độ M) cho phép bạn cài đặt mức công suất đèn flash bạn thích. Bạn có thể sử dụng chế độ này khi bạn cần kiểm soát nhiều hơn đối với công suất đèn flash, như cần thiết đối với chụp ảnh với đèn flash ở trình độ chuyên nghiệp. Một ví dụ là khi bạn muốn sử dụng nhiều đèn flash để tạo ra hiệu ứng đổ bóng.
Trên máy ảnh
1
Chọn hạng mục chế độ đèn flashn flashn flash
Vào [Flash control (Điều khiển đèn flash)]→[External flash func. setting (Thiết lập chức năng đèn flash ngoài)]. Chế độ mặc định là “ETTL” (hoặc cụ thể hơn là, chế độ đo sáng flash E-TTL II), sẽ nháy đèn flash tự động.





2
Chọn chế độ ETTL
Chọn biểu tượng “ETTL” để hiển thị trình đơn [Flash mode (Chế độ đèn flash)]. Sử dụng chế độ Manual flash nếu bạn muốn cài đặt mức công suất đèn flash theo cách thủ công.
*Trên EOS 1300D: ở [External flash func. setting (Thiết lập chức năng đèn flash ngoài)], chọn [Flash mode (Chế độ đèn flash)] và sau đó chọn chế độ thích hợp.



Trên đèn flash
Cài đặt chế độ ETTL trên đèn flashlashlash
Nhấn nút “MODE”, sau đó nhấn nút “SEL/SET”.
Thủ Thuật 1: Ở chế độ Manual flash, bạn có thể điều chỉnh mức công suất đèn flash
Ở chế độ Manual flash, mục “Flash output level” sẽ xuất hiện. (Nó không được hiển thị ở chế độ đèn flash E-TTL). Số chỉ dẫn công suất đèn flash thủ công được cho biết dưới dạng “1/1” đối với công suất hoàn chỉnh của đèn flash đã gắn, “1/2” đối với một nửa công suất đèn flash, “1/4” đối với một phần tư công suất hoàn chỉnh của đèn flash, và v.v. Trường hợp này là khác với chức năng bù phơi sáng flash hiện diện ở chế độ đèn flash E-TTL (xem Bước 8).
Trên máy ảnh
Cài đặt mức công suất đèn flash trên máy ảnh ảnh ảnh
Để cài đặt mức công suất đèn flash, chọn mục “Flash output level”. Các con số ở bên phải dẫn đến đèn flash chiếu sáng mạnh hơn. Các con số ở bên trái dẫn đến ánh sáng yếu hơn. “1/1” có nghĩa là công suất đầy đủ của đèn flash.





Trên đèn flash
Cài đặt mức công suất đèn flash trên đèn flashn flashn flash
Ở chế độ Manual flash, nhấn nút “SEL/SET”, và sử dụng bánh xe Chọn hoặc các phím chéo để cuộn đến mục công suất đèn flash (hộp màu đỏ). Xoay bánh xe để chọn công suất đèn flash, và sau đó nhấn nút “SEL/SET một lần nữa để xác nhận lựa chọn. Hoặc, nhấn nút “+/-“ để gọi hạng mục công suất đèn flash. Lưu ý rằng nếu bạn đang ở chế độ đèn flash E-TTL, mục bù flash sẽ xuất hiện.







Thủ Thuật 2: Với Speedlite 430EX III-RT và Speedlite 600EX II-RT, bạn có thể cấu hình thiết lập cho nhiều đèn flash
Điều khiển nhiều đèn flashlashlash
Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn với chụp ảnh có đèn flash, bạn có thể muốn thử chụp với nhiều đèn flash. Đèn Speedlite 430EX III-RT và Speedlite 600EX II-RT được trang bị thêm một chế độ Individual group control (Gr), cho phép bạn cấu hình thiết lập cho nhiều đèn flash. Các bước cài đặt là giống với các bước cài đặt chế độ E-TTL và Manual flash, và có thể thực hiện các bước này trên máy ảnh hoặc đèn flash.



Bước 4: Chọn một chế độ chụp

Chọn chế độ chụp phù hợp với ý định và nội dung của ảnh bạn muốn chụp. Chụp ảnh có đèn flash có thể được sử dụng ở bất kỳ chế độ chụp nào.
Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độiều Chỉnh Chế Độiều Chỉnh Chế Độ
Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ và chọn chế độ chụp mong muốn. Chọn Shutter-priority AE khi bạn muốn chụp các đối tượng chuyển động mà không bị nhòe chuyển động, hoặc sử dụng hiệu ứng nhòe chuyển động để thể hiện sự chuyển động. Chọn Aperture-priority AE nếu bạn muốn điều chỉnh độ sâu trường ảnh để sử dụng hiệu ứng bokeh, hoặc để thực hiện kỹ thuật lấy nét sâu. Lựa chọn dựa trên ý định của bạn.



Thủ thuật: Bạn có thể sử dụng chế độ đèn flash E-TTL với bất kỳ chế độ chụp nào, nhưng bù phơi sáng flash có thể là không thực hiện được ở một số chế độ
Creative Zone và Basic Zone trên Bánh Xe Điều Chỉnh Chế ĐộĐiều Chỉnh Chế ĐộĐiều Chỉnh Chế Độ
Đỏ: Creative Zone
Xanh dương: Basic Zone
Bạn có thể chụp ảnh với đèn flash ở chế độ E-TTL, với bất kỳ chế độ nào ở Basic Zone và Creative Zone của máy ảnh. Tuy nhiên, không thể thực hiện bù phơi sáng flash (xem Bước 8) ở chế độ Full Auto và các chế độ cảnh. Do đó, Program AE, Aperture-priority AE và Shutter-priority AE dễ sử dụng hơn nếu bạn muốn kiểm soát ảnh nhiều hơn. Mặt khác, nên sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công khi chọn chế độ đèn manual flash. Xác định các thiết lập chẳng hạn như khẩu độ, tốc độ cửa trập và độ nhạy sáng ISO tùy vào ý định chụp, và bạn có thể điều chỉnh công suất đèn flash bằng tay dựa trên các điều kiện này.

Bước 5: Chọn một chế độ đồng bộ cửa trập

Sau khi chọn chế độ chụp, hãy chọn một chế độ đồng bộ flash. Sử dụng high-speed sync khi tốc độ cửa trập mong muốn cao hơn tốc độ tối đa mà đèn flash có thể đồng bộ. Cân nhắc sử dụng chế độ first-curtain sync hoặc second-curtain sync đối với ảnh phơi sáng lâu.

Trên máy ảnh
1
Hạng mục chế độ đồng bộ cửa trậpộ cửa trậpộ cửa trập
Để cài đặt đồng bộ cửa trập bằng máy ảnh, vào [Flash control (Điều khiển đèn flash)]→[External flash func. setting (Thiết lập chức năng đèn flash ngoài)]→[Shutter sync. (Đồng bộ cửa trập)], và chọn biểu tượng bên dưới hạng mục chế độ đèn flash.





2
Các chế độ đồng bộ cửa trập cửa trập cửa trập
Các chế độ đồng bộ cửa trập khả dụng là (từ trái sang) first-curtain sync, second-curtain sync (cũng được gọi là “slow-sync flash mode”), và high-speed sync. Chọn chế độ phù hợp với ý định của bạn.





Cách cài đặt đồng bộ cửa trập trên đèn flash ngoài
1
Cài đặt chế độ đồng bộ cửa trập trên đèn flashèn flashèn flash
Nhấn nút “SEL/SET” và tìm đến biểu tượng chế độ đồng bộ flash, được cho biết bằng màu đỏ. Nhấn “SEL/SET” một lần nữa để hiển thị các tùy chọn chế độ đồng bộ cửa trập.









2
Chọn chế độ đồng bộ cửa trậptrậptrập
Sử dụng bánh xe Chọn để chọn chế độ. Nhấn nút “SEL/SET” khi thực hiện xong.

Bước 6: Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO

Điều chỉnh thiết lập độ nhạy sáng ISO trực tiếp ảnh hưởng đến phơi sáng và hoàn thiện của ảnh. Điều chỉnh nó nếu ảnh của bạn tối hơn dự kiến, hoặc khi tốc độ cửa trập đã chọn chậm hơn mong muốn. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nhấn nút “ISO” trên máy ảnh để hiển thị trình đơn thiết lập độ nhạy sáng ISO.
Thủ thuật: Thay đổi độ nhạy sáng ISO có thể làm thay đổi hình thức và cảm nhận của ảnh
Hoa ở ISO 100
Chụp dùng ISO 100

Hoa ở ISO 1600
Chụp dùng ISO 1600
Trong chụp ảnh có đèn flash, có thể điều chỉnh độ sáng chung của ảnh bằng cách thay đổi độ nhạy sáng ISO. Độ nhạy sáng ISO cao hơn sẽ làm tăng độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh, và cho phép ánh sáng khuếch tán yếu từ đèn flash, ánh sáng này là không thể phát hiện ở độ nhạy sáng ISO thấp, được ghi lại và phản ánh trong ảnh. Kết quả là bạn có được những tấm ảnh sáng hơn. Độ nhạy sáng ISO cao hơn cũng giúp tránh rung máy và nhòe chuyển động cả trong chụp ảnh bình thường và chụp ảnh với đèn flash. Tuy nhiên, sẽ khó đo mức phơi sáng xuất hiện sau khi thay đổi độ nhạy sáng ISO, do đó lý tưởng là bạn nên chụp thử bất kỳ khi nào bạn thay đổi thiết lập độ nhạy sáng ISO.

Bước 7: Sử dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng của hậu cảnh

Thông thường, trong chụp ảnh có đèn flash, ánh sáng từ đèn flash không vươn đến nền sau. Trong tình huống như thế, có thể áp dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng của hậu cảnh, nhất là khi nó nằm ngoài giới hạn của đèn flash. Ở các máy ảnh có thông số trung bình và cao, có thể cài đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn một nửa nút chụp. Đối với các mẫu máy ảnh không có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, hãy giữ nút bù phơi sáng trong khi xoay Bánh Xe Chính để điều chỉnh bù phơi sáng.

Cài đặt bằng Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh
Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh Nhanh Nhanh
Trên hầu hết các máy ảnh Canon EOS, bạn có thể điều chỉnh mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn một nửa nút chụp. Xoay bánh xe sang phải sẽ tăng độ sáng, trong khi xoay sang trái sẽ làm cho ảnh tối hơn. Nếu máy ảnh của bạn không có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, hãy giữ nút bù phơi sáng trong khi xoay Bánh Xe Chính để điều chỉnh bù phơi sáng.


Bước 8: Sử dụng bù phơi sáng flash để điều chỉnh công suất đèn flash

Bù phơi sáng chỉ điều chỉnh mức phơi sáng xung quanh. Điều này làm cho hậu cảnh sáng hơn, nhưng đối tượng vẫn có thể không sáng như mong muốn. Miễn là đối tượng vẫn nằm trong phạm vi của đèn flash, bạn có thể điều chỉnh công suất đèn flash để làm cho đối tượng của bạn sáng hơn. Ở chế độ E-TTL, điều này có thể được thực hiện dùng chức năng bù phơi sáng flash, chức năng này cho phép đèn flash phát ra công suất đèn flash cao hơn hoặc thấp hơn so với công suất do máy ảnh xác định. Chỉ có công suất đèn flash bị ảnh hưởng, do đó không có tác động đối với độ sáng của hậu cảnh.
Chúng tôi trình bày các hướng dẫn về cách điều chỉnh thiết lập này qua màn hình Điều Chỉnh Nhanh bên dưới, nhưng bạn cũng có thể truy cập trình đơn bù phơi sáng flash thông qua trình đơn [External flash func. setting (Thiết lập chức năng đèn flash ngoài)].
Trên máy ảnh
1
Điều chỉnh bù phơi sáng flash trên màn hình Điều Chỉnh Nhanh
Nhấn nút Điều Chỉnh Nhanh (“Q”) trên máy ảnh. Chọn mục được tô sáng màu vàng bên trên.






2
Điều chỉnh mức bù phơi sáng flash
Điều chỉnh mức bù phơi sáng flash nếu cần.







Thủ thuật: Sử dụng đèn flash để cài đặt bù phơi sáng flash sẽ ghi đè thiết lập trên máy ảnh
Tính năng bù phơi sáng flash bị vô hiệuiệuiệu
Trên một số mẫu đèn flash, bạn cũng có thể cài đặt bù phơi sáng flash trên đèn flash. Tuy nhiên, làm như thế sẽ vô hiệu (chuyển sang màu xám) tùy chọn bù phơi sáng flash trên máy ảnh, và thiết lập được thực hiện trên đèn flash sẽ ghi đè thiết lập được thực hiện trên máy ảnh. Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng máy ảnh để thực hiện thiết lập này.

Bước 9: Điều chỉnh góc của đầu đèn flash

Nếu đèn flash ngoài của bạn có đầu đèn flash có thể điều chỉnh được, bạn có thể thay đổi góc của nó để cải thiện kết quả của ảnh. Ví dụ, để có được ánh sáng dịu hơn, bạn có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh dội flash bằng cách nhắm đèn flash về phía một bức tường hoặc trần nhà.
Điều chỉnh góc của đầu đèn flash
Có thể điều chỉnh góc của đầu đèn flash. Tìm góc phù hợp nhất với ý định nhiếp ảnh của bạn
Thủ thuật: Không chỉ điều chỉnh góc của đầu đèn flash, mà còn điều chỉnh phạm vi bao phủ của đèn flash
Một chiếc đèn flash ngoài thực sự sẽ cho phép không chỉ điều chỉnh góc của đầu đèn flash, mà còn cho phép điều chỉnh phạm vi bao phủ của đèn flash (phạm vi bao phủ bởi ánh sáng của đèn flash). Điều này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn đối với hướng và cường độ chiếu sáng, cần thiết để chụp ảnh với đèn flash nâng cao.

Trên máy ảnh
Hạng mục phạm vi bao phủ của đèn flash (flash zoom) flash (flash zoom) flash (flash zoom)
1. Chọn mục Zoom trong trình đơn [External flash func.setting (Thiết lập chức năng đèn flash ngoài)].

chọn độ dài tiêu cự flash zoom
2. Chọn một độ dài tiêu cự (góc xem).

Trên đèn flash
Điều chỉnh flash zoom trên đèn flashashash
Nhấn nút “Zoom” và xoay bánh xe Chọn để chọn độ dài tiêu cự. Nhấn nút “SEL/SET” để xác nhận lựa chọn. Nếu chọn “AUTO”, phạm vi bao phủ tối ưu của đèn flash cho ống kính đã gắn sẽ được sử dụng, và độ dài tiêu cự sẽ không được hiển thị kế bên “Zoom” trên màn hình đèn flash.
*Đối với đèn Speedlite 270EX II, điều chỉnh được thực hiện trong hai giai đoạn bằng cách dùng tay kéo đầu đèn flash ra.

Kết luận

Lưu ý rằng bạn đã cài đặt đèn flash ngoài, bước tiếp theo là chụp! Cách tốt nhất để cải thiện kỹ thuật chụp ảnh với đèn flash là làm thử và sửa lỗi, do đó khi ảnh có vẻ không phù hợp, hãy thay đổi các thiết lập của bạn, chẳng hạn như chế độ chụp, chế độ đồng bộ, và độ nhạy sáng ISO, và thử lại. Điều này là yếu tố làm cho máy ảnh số trở nên tuyệt vời để chụp ảnh với đèn flash—bạn có thể chụp thử bao nhiêu cũng được.

Chúc bạn vui chụp ảnh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên Hệ

email:admin@tuhoc.fun
website:

Recent Post